Nặn mụn được cho là một cách hiệu quả để điều trị mụn đầu trắng, mụn đầu đen và các loại mụn viêm khác. Kể từ khi bắt đầu học nghề, kỹ thuật viên Spa phải luôn nắm vững các bước nặn mụn cơ bản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi làm việc tại các cơ sở spa – thẩm mỹ.
Contents
- Nặn mụn là gì?
- Lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa
- 10 bước nặn mụn cơ bản
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng
- Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang (3 phút)
- Bước 3 Xông nóng trong khoảng 3 phút
- Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn
- Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông
- Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn
- Bước 7 Thoa dung dịch PHA
- Bước 8: Làm sạch da
- Bước 9 Thoa toner
- Bước 10 Thoa dưỡng ẩm
- Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nặn mụn là gì?
Khi da mặt của chúng ta bị các tình trạng mụn ở dạng không viêm, bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay dạng viêm như mụn ẩn, mụn mủ, mụn bọc đều gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải.
Nặn mụn (còn được gọi là lấy nhân mụn) là biện pháp cơ học sử dụng lực tay cùng các vật hỗ trợ như tăm bông, cây nặn mụn, kim nhọn…để loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da.
Đối với mụn viêm, biện pháp này còn loại bỏ cả phần mủ đang mưng tại các nốt mụn. Nặn mụn sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da, mang đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức cho người mắc phải các tình trạng mụn khác nhau.
Mụn ẩn có nên nặn không? Trên thực tế, không thể phủ nhận những lợi ích của việc nặn mụn đúng cách mang lại. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên nặn mụn ẩn khi đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nặn mụn chuẩn y khoa
Lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa
Việc tự ý nặn mụn vô tình làm da mặt tiếp xúc bụi bẩn và gây viêm nhiễm nặng hơn. Bên cạnh đó, nếu da khách hàng mắc các vấn đề về mụn mà không được chăm sóc, chỉ skincare không thôi vẫn chưa thể loại bỏ mụn hoàn toàn.
Do đó, các Kỹ thuật viên Spa nên nhớ các lợi ích của nặn mụn chỉ có được khi thực hành theo đúng chuẩn Spa. Các lợi ích của nặn mụn chuẩn Spa có thể đề cập đến bao gồm:
- Làm sạch da: Nhân mụn là một tập hợp các bã nhờn dư, bụi bẩn, tế bào chết, vi sinh vật, vi khuẩn C.acnes… Lấy mụn đúng cách ra khỏi da giống như là một cuộc “tổng vệ sinh” cho da vậy đó!
- Cải thiện bề mặt da ngay lập tức: Trước khi lấy nhân mụn hẳn bạn sẽ cảm nhận sự “gồ ghề”, sần sùi trên bề mặt da. Nhưng cảm giác này sẽ biến mất ngay khi nhân mụn được lấy sạch khỏi da nè!
- Thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn mới: Nhân mụn ẩn nằm lâu ngày dưới da hẳn sẽ khiến da của chúng ta tiêu tốn “diện tích” để chứa chúng, đồng thời khiến da bí bách. Việc lấy các nhân mụn ẩn ra đúng cách sẽ là một sự “giải phóng” cho lỗ chân lông và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
- Giảm mức độ/nguy cơ viêm nhiễm: Những nhân mụn không viêm nếu để lâu ngày mà không có sự can thiệp đúng cách, không vệ sinh khoa học sẽ có nguy cơ chuyển sang giai đoạn viêm sau đó. Và điều này sẽ không xảy ra nếu các ổ vi khuẩn được tiêu diệt và lấy đi nhẹ nhàng, khoa học.
- Rút ngắn thời gian điều trị: Khi da được làm sạch, nhân mụn đã được lấy đi, bề mặt da được thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các thuốc đặc trị hấp thu tốt hơn nhằm tăng hiệu quả điều trị, từ đó sẽ rút ngắn thời gian điều trị.
10 bước nặn mụn cơ bản
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng
Chuẩn bị các vật dụng và sản phẩm cần thiết để tiến hành lấy nhân mụn sau:
- Dụng cụ lấy nhân mụn và làm sạch: Tăm bông, Bông tẩy trang, Bao tay y tế, Khăn bông lớn, Thau nước ấm xông nóng
- Các sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn như: Sữa rửa mặt, tẩy trang, Toner, HA dưỡng ẩm
- Các sản phẩm sát khuẩn, tẩy tế bào chết: Povidine, Nước muối sinh lý, Dung dịch PHA
Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang (3 phút)
- Dùng bông tẩy trang và thấm dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp make -up trong trường hợp bạn có trang điểm hoặc sử dụng kem chống nắng có độ che phủ cao. Nếu không bạn có thể bỏ qua bước này.
- Rửa mặt: Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của bạn để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn
- Thoa toner cân bằng da
Bước 3 Xông nóng trong khoảng 3 phút
Xông mặt bằng nước ấm: Sử dụng khăn bông trùm đầu để hơi ấm không thoát ra ngoài và hơ mặt trên thau nước ấm với khoảng cách 30 cm. Đây là bước làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để dễ dàng lấy nhân mụn mag không cần tác động mạnh, đồng thời hạn chế đau/ tổn thương da.
Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn
Dùng nước muối sinh lý hoặc Povidine thấm ướt bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ khuân mặt. Bước này giúp sát trùng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Đây cũng là cách nặn mụn không bị thâm mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông
Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy các nhân mụn đã gom cồi. Bạn có thể nhờ người thân nặn mụn nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn trước gương. Các thao tác nhẹ nhàng, đừng “cố chấp” đè nặn thô bạo nhé!
Lưu ý chỉ lấy các loại mụn được phép lấy. Bạn có thể xem lại mục số 3 bên trên! Ngoài ra nên chuẩn bị nhiều tăm bông để thay thế trong quá trình nặn mụn.
Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn
Sát trùng lại vết thương hở bằng povidine và nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn nặn mụn bị thâm một phần là do lấy mụn không đúng thời điểm, phần khác là do thiếu bước sát khuẩn như thế này đấy.
Bước 7 Thoa dung dịch PHA
PHA là dung dịch tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm, da đang tổn thương, kích ứng. Sử dụng PHA giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu hơn, hỗ trợ khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn.
Bước 8: Làm sạch da
Làm sạch da bằng nước thường, lưu ý làm sạch kỹ các các vùng thoa PHA để đảm bảo chúng không còn đọng lại trên da.
Bước 9 Thoa toner
Thoa toner giúp làm dịu, cân bằng pH da và tăng cường độ ẩm cho da khỏe mạnh.
Dùng bông tẩy trang thấm toner và dặm nhẹ lên các tổn thương mụn vừa nặn, lưu ý không chà sát để tránh tổn thương.
Bước 10 Thoa dưỡng ẩm
Dùng serum HA thoa lên da để cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da giúp cho da luôn được căng bóng và mịn màng.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong, bạn nên nhớ dùng nước muối sinh lý hay Betadine Để lau nhẹ toàn bộ gương mặt. Sau đó có thể đắp mặt nạ chuyên dụng như mặt nạ ngũ hoa,…cho da sau nặn mụn để làm dịu da, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Bạn nên nhớ rằng, khoảng 3 ngày sau khi lấy nhân mụn, bạn không nên bôi bất kỳ kem dưỡng nào, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da hoặc rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ.